Đối với việc xây dựng website bằng WordPress, plugin thực sự là rất cần thiết. Nó cung cấp hàng đống tính năng mà người bình thường có thể dễ dàng dùng được. Không cần thiết phải học code mới tích hợp được nhiều chức năng vào website. Đó cũng là ưu điểm lớn khiến cho WordPress trở nên phổ biến. Tuy nhiên có khi nào bạn tự hỏi, cài đặt bao nhiêu plugin cho WordPress là hợp lý? Cài nhiều plugin có khiến website nặng hơn không?
Bài viết này của MGGH sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên.
Điều gì xảy ra nếu bạn cài quá nhiều plugin trên WordPress
Ảnh hưởng của các plugin tới tốc độ, hiệu suất của website phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của plugin, khả năng tối ưu hóa code của tác giả, sự xung đột với các plugin khác hoặc theme đang sử dụng. Sau đây là một số ảnh hưởng chính của việc cài đặt plugin cho WordPress với số lượng quá nhiều.
Giảm tốc độ website
Ảnh hưởng lớn nhất của việc cài quá nhiều plugin vào site WordPress đó chính là giảm tốc độ của site. Càng nhiều plugin thì càng nhiều chức năng cần được thực thi. Máy chủ càng phải làm việc nhiều, trình duyệt cũng phải tải thêm nhiều tài nguyên, script… Hệ quả tất yếu là hiệu suất và tốc độ tải trang tăng lên. Điều này quá dễ hiểu đúng không nào?
Nguy cơ bảo mật
Nghiêm trọng hơn, một số plugin WordPress có thể khiến trang web của bạn dễ bị tấn công bảo mật hơn.
Ở đây có 2 trường hợp xảy ra:
- Bạn cài đặt plugin null được chia sẻ trên mạng. Kẻ xấu cố tình chèn mã độc vào code plugin để chiếm quyền điều khiển site.
- Bạn cài đặt plugin chính chủ, nhưng vẫn bị tấn công bảo mật. Lý do ư: plugin không update, có lỗ hổng bị hacker khai thác, tác giả plugin cố tình chèn code độc hại… Bạn có thể đọc bài này để tham khảo ví dụ.
Cho nên bạn phải chấp nhận rằng, càng cài nhiều plugin thì rủi ro bảo mật càng cao.
Website bị crashed, không truy cập được
Nhiều khi plugin sẽ khiến site của bạn bị crash. Lý do có thể là do xung đột với theme hoặc các plugin khác. Đôi khi chất lượng code của tác giả plugin cũng là 1 nguyên nhân gây nên lỗi sau khi cài đặt. Trường hợp này mình cũng đã từng gặp, plugin thì OK đó, nhưng lại xung đột với theme làm vỡ layout nên không thể dùng được.
Cài bao nhiêu plugin cho WordPress là đủ? Bao nhiêu plugin là nhiều?
Thực sự không có con số chính xác số lượng plugin bạn nên cài vào site WordPress. Bởi vì điều đó phụ thuộc vào site của bạn, các chức năng bạn cần, gói hosting bạn đang dùng…
Dưới đây là 1 số kinh nghiệm:
- Nếu bạn dùng share host, hoặc VPS giá rẻ nên hạn chế số plugin. Càng ít càng tốt. Một số người khuyên nên giới hạn dưới 5 plugin, nhưng như thế thực sự quá ít. Bạn có thể cài thêm và kiểm tra lại hiệu suất trang web để quyết đinh có giữ lại plugin không.
- Nếu dùng cloud hosting, VPS, sang hơn nữa là server riêng thì 5-20 plugin là không có vấn đề gì.
- Tuy nhiên khuyến khích các bạn đừng bao giờ cài đặt quá 20 plugin. Tất nhiên con số này cũng không cố định. Việc cài ít hơn hay nhiều hơn 20 plugin nhiều khi không quá ảnh hưởng đển website. Bạn nên kiểm tra và so sánh tốc độ, hiệu suất của site trước và sau khi cài đặt thêm plugin để quyết định xem có nên giữ plugin đó lại không.
Một số nguyên tắc khi cài đặt plugin cho WordPress
Tốt nhất bạn nên tuân theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo site bạn vẫn có hiệu suất tốt mà không mất đi những chức năng cần thiết.
Chỉ cài những plugin thực sự cần thiết
Đối với những blog nhỏ, dùng vài plugin là đủ rồi. Site lớn hơn thì có thể dùng nhiều hơn. Nhưng tuyệt đối bạn chỉ nên cài đặt những plugin cần thiết nhất. Những thứ không quá quan trọng hoặc dĩ có thể làm thủ công thì cũng nên làm. Không lạm dụng plugin quá nhiều.
Xóa những plugin không cần thiết hoặc không cần sử dụng nữa để tiết kiệm tài nguyên và tăng hiệu suất site.
Ví dụ nhé: bạn dùng plugin All in one Migration để back up hoặc phục hồi site. Dùng xong thì xóa luôn cho rảnh nợ, đừng để lại làm gì nhé.
Update plugin liên tục
Tốt nhất hãy update plugin ngay khi có bản cập nhật mới. Việc này không những giúp bạn có thêm các tính năng bổ sung mà còn được fix lỗi còn tồn tại trong các plugin hiện hành.
Xóa những plugin đã inactive
Plugin bị inactive, có thể không gây chậm site, nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng để tấn công bảo mật. Vì vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng nữa, tốt nhất bạn cũng nên xóa đi.
Trong WordPress dashboard, truy cập vào mục “Plugins” , chọn thẻ “Inactive”. Tìm và xóa hết tất cả các plugin còn nằm trong đó.
Chỉ cài đặt những Plugin có uy tín
Nhiều plugin có thể có chung tính năng. Trong trường hợp đó, hãy ưu tiên chọn thằng nào có tên tuổi hơn dựa vào số lượt cài đặt, đánh giá, thời gian update (xem hình ví dụ bên dưới)…. Việc này có nhiều cái lợi cho bạn.
- Code tối ưu hơn (có thể).
- Được update liên tục để vá lỗi và bổ sung tính năng.
- Được hỗ trợ tốt hơn (có thể).
Kết luận
Các plugin WordPress rất cần thiết để xây dựng và duy trì một trang web thành công. Nhưng có quá nhiều plugin WordPress trên trang web thì lại thành không tốt.
Hãy nhớ nguyên tắc là không nên dùng quá 20 plugin. Dùng hosting, VPS càng yếu thì càng nên hạn chế plugin hơn nữa.
Nên sử dụng những plugin bạn cảm thấy cần thiết thực sự. Xóa bỏ những cái không dùng nữa, cái nào có thể làm thủ công thì nên làm, không cần thiết dùng plugin. Nhớ update plugin thường xuyên nhé.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Thanks for all the helpful insights. we are going to be change this post with new info. This is very a beautiful post. I appreciate your exertions. Keep posting new updates with us.