Đánh giá Hostinger – Hosting giá rẻ liệu có tốt?

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG

Hostinger coupon

Hostinger là nhà cung cấp dịch vụ hosting giá rẻ nổi tiếng đến từ Châu Âu. Hiện tại họ đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam với trang web cung cấp dịch vụ Hostinger.vn

Quốc gia

LITHUANIA

Data center

HÀ LAN, SINGAPORE, ANH, HOA KỲ, BRAZIL

Năm thành lập

2004

Địa chỉ

Europos 32-4, 46326 Kaunas, Lithuania

Hỗ trợ

Livechat, Ticket, Email, Forum/Blog

PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG

GIÁ CẢ

9/10

TÍNH NĂNG

9/10

CHẤT LƯỢNG

8/10

UPTIME

8/10

HỖ TRỢ

9/10

ĐIỂM TỔNG

8.6/10

ƯU ĐIỂM
  • Giá rẻ.
  • Uptime tốt.
  • Chất lượng ổn.
  • Có hỗ trợ tiếng Việt.
  • Control Panel dễ dùng.
NHƯỢC ĐIỂM
  • Control Panel không có nhiều tính năng.
  • Live chat còn hạn chế.

 

Giá chỉ từ

27.000/tháng
che do hoan tien

Chế độ hoàn tiền

100% trong vòng 30 ngày

Thanh toán

Chuyển khoản, Thẻ tín dụng, Paypal, Bitcoin

PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT

3.1 GIÁ CẢ

Tới thời điểm hiện tại, Hostinger đang cung cấp 3 dịch vụ lưu trữ website chính. Đó là shared hosting (hosting giá rẻ), VPS giá rẻ và Cloud server.

Ngoài ra họ cũng bán tên miền, tuy nhiên theo mình bạn nên mua tên miền của những nhà cung cấp chuyên về tên miền như Godaddy, Namesilo hay Namecheap thì tốt hơn. Tên miền ở đây bạn nên dùng khi không muốn mất thời gian quản lý, trỏ domain. Hoặc đơn giản là bạn được tặng kèm với gói hosting (xem thêm bên dưới).

3.1.1 Shared Hosting

bang gia hostinger

Gói hosting giá rẻ (shared hosting) của Hostinger có giá chỉ từ 19.900đ / tháng . Điều kiện để nhận được mức giá này, bạn phải đăng ký dịch vụ trong 48 tháng. Nếu đăng ký theo 3 tháng,1 năm, 2 năm, mức giá sẽ cao hơn. Bạn đăng ký thời gian càng dài thì giá càng rẻ.

Với gói rẻ nhất, bạn chỉ được lưu trữ 1 site trên Hostinger. Dung lượng lưu trữ là 10GB (nay đã được tăng lên 30GB) , băng thông 100GB. Dư dùng đối với 1 site nhỏ. Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên ổ SSD (ổ đĩa thể rắn) cho tốc độ truy xuất cao hơn nhiều so với các nhà cung cấp host dùng HDD (ổ cứng truyền thống).

Nếu chịu nâng cấp lên các gói Cao cấp hoặc gói Doanh nghiệp, bạn sẽ được tặng thêm tên miền miễn phí. Riêng chứng chỉ bảo mật SSL, chỉ được cấp miễn phí trên gói Doanh nghiệp (nay được tặng hết cho tất cả các gói luôn rồi nhé update tháng 9-2021)

3.1.2 VPS giá rẻ

 

Hostinger có rất nhiều lựa chọn cho bạn khi đăng ký VPS. Gói rẻ nhất có giá khoảng 92K/ tháng. Bạn có được 1GB ram, CPU 1x 2.4GHz, dung lượng 20GB và băng thông 1000GB.

Toàn bộ các gói VPS đều có các tính năng sau:

  • IP riêng
  • Toàn quyền root
  • Ổ cứng SSD
  • Đường mạng 100 MB/S
  • Hỗ trợ IPv6

Ngoài ra khi đăng ký VPS, bạn được quyền lựa chọn cài đặt hệ điều hành luôn. Sau khi hoàn tất đơn hàng là bạn có server sẵn sàng để làm việc.

Một số hệ điều hành miễn phí trong các gói VPS của Hostinger:

  • CentOS
  • Ubuntu
  • Scientific
  • Fedora
  • Open Suse
  • Debian

Đặc biệt đối với CentOS, có kèm thêm 1 vài option như cài chung với các phần mềm quản trị như Webmin, VestaCP, Virtualmin, LAMP miễn phí và cả cPanel (có trả phí).

3.1.3 Cloud hosting

Cloud hosting được Hostinger thiết kế chuyên dành cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, có yêu cầu cao về tốc độ, tài nguyên và mức chịu tải.

Với Gói cơ bản nhất (gói khởi nghiệp) bạn đã có tài nguyên:

  • Địa chỉ IP riêng
  • 40 GB dung lượng đĩa
  • Băng thông không giới hạn
  • 3 GB RAM
  • 2 CPU Cores

Ngoài ra tất cả đều được tặng tên miền, chứng chỉ SSL miễn phí, backup tự động hàng ngày. Tài nguyên của gói này bạn được dùng riêng và không phải chia sẻ với người dùng khác như gói Shared Hosting. Nên nhớ là cloud hosting của Hostinger là dịch vụ được quản lý hoàn toàn (fully managed), bạn sẽ được hỗ trợ riêng và trợ giúp 24/7/365. Việc của bạn là chỉ lo phần nội dung của site thôi.

3.1.4 Dedicated và Reseller

Hiện nay Hostinger chưa cung cấp dịch vụ server riêng (dedicated server) và reseller hosting (phân phối lại)

3.1.5 Chốt: Giá hosting của Hostinger tương đối rẻ. Dùng gói shared hosting từ gói cao cấp trở lên sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền. Nếu bạn chỉ có dự định lưu trữ 1 trang web thì nên bắt đầu từ gói rẻ nhất.

3.2 TÍNH NĂNG

3.2.1 Dung lượng thoải mái

Gói rẻ nhất cũng có dung lượng 10GB, quá đủ cho 1 site. Tất cả các gói còn lại đều không giới hạn dung lượng. Cho bạn thoải mái lưu trữ những gì bạn thích.

Lưu ý: Tuy là không giới hạn dung lượng, nhưng Hostinger giới hạn số lượng inode (nôm na là số lượng file, folder được phép lưu trữ). Số inode tối đa của mỗi tài khoản là 200,000. Mục đích của việc này là tránh việc bạn lạm dụng hosting làm site lưu trữ, chia sẻ.

3.2.2 Ổ đĩa SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn.

3.2.3 Hosting không giới hạn

Tất cả các gói Cao Cấp & Doanh Nghiệp đều bao gồm dung lượng đĩa SSD không giới hạn & băng thông không giới hạn, đăng ký tên miền miễn phí, số lượng website không giới hạn, MySQL databases, Emails account & FTP users.

3.2.4 Chứng chỉ SSL, tên miền miễn phí

Được tặng tên miền miễn phí khi mua web hosting Cao Cấp hoặc Doanh Nghiệp. Đây là cách tiết kiệm để triển khai website của bạn với một gói 2 trong một. Để đảm bảo an toàn & tăng hạng SEO, bạn nhận được SSL miễn phí khi mua gói hosting Doanh Nghiệp.

3.2.5 Tính năng quản lý cache riêng

Hostinger sử dụng 1 công cụ quản lý cache riêng để cải tiến hiệu suất cho trang web.Cache hoạt động bằng cách lưu trữ nội dung tĩnh của các trang web trên các máy chủ tốc độ cao. Giúp site bỏ bớt các PHP request và làm trang load nhanh hơn.

Để bật cache trong hostinger, bạn truy cập vào hPanel>>Nâng cao>> Quản lý cache và bật lên là xong.

3.2.6 Cài đặt WordPress chỉ trong 1 click

Hostinger cũng phát triển công cụ giúp cài đặt WordPress và hơn 100 ứng dụng, CMS phổ biến khác chỉ trong 1 click. Giúp bạn đơn giản hóa quá trình khởi tạo web để đi ngay vào phần phát triển nội dung và tính năng.

3.2.7 Chốt: Tính năng các gói hosting của Hostinger tạm được. Điểm nổi bật nhất là các gói hosting không giới hạn, tặng tên miền miễn phí.

3.3 CHẤT LƯỢNG

Để đánh giá chất lượng dịch vụ hosting của Hostinger mình dựa trên 2 tiêu chí:

  • Tốc độ tải trang: sử dụng công cụ Pingdom. Test từ server gần nhất (Asia-Japan-Tokyo) với vị trí server máy chủ.
  • Khả năng chịu tải: sử dụng công cụ LoadImpact. Công cụ này sẽ tạo 50 user ảo (VU) để truy cập trang web tăng dần trong vòng 10 phút, giả lập duyệt trang như người dùng bình thường. Sau đó nó sẽ đo kiểm hiệu suất thông qua các chỉ số Request rate (số request/giây) , respond time (thời gian đáp ứng).

Website dùng để test: (mggh-hostinger.tk), site WordPress mình dùng theme Cnote của ThemeGrill, một theme dạng tin tức, blog khá đẹp. Dùng thêm plugin của họ để import khoảng 12 bài post, vài comment, hình ảnh, menu (nói chung là giao diện y như demo.Ngoài ra còn có thêm 1 plugin Askimet anti spam mặc định.

Hosting để test: Đáng lẽ mình định test trên gói thấp nhất của Hostinger nhưng hiện tại lại đang sử dụng gói hosting Premium của nó(đang host tầm 3-4 site). Vì vậy mình test bằng gói này luôn.

3.3.1 Kết quả kiểm tra Hostinger bằng Pingdom:

Kết quả kiểm tra cho thấy thời gian load mất khoảng 2.4 s với khoảng 53 request.Điểm hiệu suất đạt 80/100.Kết quả này cho thấy tốc độ đạt được ở mức chấp nhận được, không quá nhanh, nhưng không đến mức ì ạch.

Các bạn lưu ý, do mình dùng tên miền miễn phí .tk để test và vẫn để DNS mặc định của nhà cung cấp (Freenom).Tốc độ phản hồi DNS của thằng này rất chậm (tốn mất hết 250 mili giây), thỉnh thoảng test mất tới 500 mili giây. Nếu các bạn có mua tên miền của mấy nhà cung cấp có DNS chậm như thế này, tốt nhất nên chuyển DNS về dùng của Cloudflare sẽ cho tốc độ nhanh hơn.

  • Link tham khảo kết quả kiểm tra tốc độ tải trang của Pingdom:

https://tools.pingdom.com/#59f902b0da800000

3.3.2 Kết quả kiểm tra Hostinger bằng Load impact:

  • Thời gian đáp ứng:

Sơ đồ trạng thái hiệu suất thể hiện khá tốt, dù tải liên tục tăng, nhưng thời gian đáp ứng rất ổn định (đường màu xanh dương). Chỉ một số điểm lên hơi cao chút xíu (mũi tên: khoảng 148 mili giây). Thời gian đáp ứng trung bình vào khoảng 35.51 mili giây (một mức tương đối ngon).

  • Về chỉ số request rate:

Trong thời gian test, Load Impact đã gửi tổng cộng hơn 95.000 request tới máy chủ. Tỷ lệ request rate trung bình là 160 request/ giây, max là 257 request/ giây. Request rate này tăng tương ứng với số lượng VU, chứng tỏ hệ thống máy chủ của Hostinger vẫn đáp ứng tốt khi tăng tải.

  • Link tham khảo kết quả kiểm tra khả năng chịu tải của Hostinger không các bạn lại bảo mình chém:

https://app.loadimpact.com/k6/anonymous/d2922eb6ded54690842292b2259f8f43

3.4 UPTIME

Kết quả uptime của site test là 100% (cao hơn mức cam kết của Hostinger 99.9%).

Kết quả test uptime dùng Uptime Robot

Kết quả test uptime dùng Updownio

Lưu ý: Site test này mình mới đưa vào theo dõi uptime bằng dịch vụ Uptime Robot và cả Updown.io khoảng mấy ngày nên chưa thể kết luận đây là con số chính xác được. Tuy nhiên mình sẽ để link theo dõi uptime live ngay tại đây. Nếu có thay đổi sẽ được cập nhật ngay để các bạn tham khảo. Thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao.

Link theo dõi uptime Hostinger bằng Uptime Robot:

https://stats.uptimerobot.com/6BEpyTYkD

Link theo dõi uptime Hostinger bằng Updown.io:

https://updown.io/a62b

Ngoài ra, mấy site trước mình có theo dõi trong khoảng thời gian dài hơn 2-3 tháng thì uptime nằm trong khoảng 99.92%. Một con số không quá cao so với cam kết nhưng không đến nỗi tệ.

Chốt: Uptime Hostinger nằm trong khoảng cho phép và đúng như cam kết.

3.5 SUPPORT

3.5.1 Live chat

Hiện tại Hostinger chỉ hỗ trợ Live chat cho khách hàng đã đăng ký tài khoản. Có hỗ trợ chat Tiếng Việt nhé.

Lưu ý: bạn không cần phải đăng ký dịch vụ mới được support, chỉ cần đăng ký tài khoản tại Hostinger là được. Tuy nhiên mình cho rằng đây là 1 điểm cần cải tiến của Hostinger. Nên có chat ngay trên trang chủ, như thế dễ dàng giải đáp cho khách hàng đang tìm hiểu dịch vụ, thay vì phải lần mò đi đọc hết thông tin trên site hoặc phải đăng ký tài khoản mới chat được.

Đánh giá về chất lượng support qua chat của Hostinger

Tốc độ phản hồi rất nhanh, chat hỏi lung tung nhưng vẫn được trả lời đầy đủ. Hỗ trợ viên chat cũng khá hài chứ không khô cứng. Túm váy lại là khá hài lòng với chất lượng support cơ bản của Hostinger. Vì hiện tại mình chưa có nhiều vấn đề khúc mắc về mặt kỹ thuật nên cũng chưa thể đánh giá được mức độ hỗ trợ với các vấn đề hóc búa hơn.

Lưu ý: Khi bạn mở đầu chat sẽ có Bot tiếng Anh hỏi bạn muốn gì? Cứ ghi nội dung câu hỏi bằng Tiếng Việt. Hỗ trợ viên người Việt sẽ xuất hiện hỗ trợ bạn ngay sau đó thôi.

3.5.2 Ticket

Trên site của Hostinger có hướng dẫn tạo ticket, tuy nhiên trong tài khoản mình lại không tìm thấy mục này. Mình nghĩ rằng tại Việt Nam, Hostinger chưa hỗ trợ support qua ticket.

Tuy nhiên, trong phần live chat nội dung hội thoai của bạn đều được lưu lại. Nếu đang chat mà vô tình tắt trình duyệt thì mở lại vẫn xem lại được, hoặc bạn sẽ nhận được email nội dung trả lời của Hostinger. Vì thế có thể xem đây là một dạng ticket nhanh.

Một số nhà cung cấp mình có dùng qua, mỗi lần live chat hỏi chút xíu là lại bắt tạo ticket rồi chờ đợi trả lời trong mòn mỏi. Như thế còn bực mình hơn. Vì vậy mình hoàn toàn không thấy có vấn đề gì với việc này, support qua live chat theo mình vẫn là số 1.

3.5.3 Email

Nếu muốn hỗ trợ qua email, bạn có thể liên hệ với Hostinger qua mail: vn@hostinger.com . Nhưng mình nghĩ, nếu bạn đã là khách hàng rồi thì dùng Live chat vẫn là nhanh hơn. Mình hầu như hiếm khi dùng mail nhờ hỗ trợ.

3.5.4 Điện thoại

Hiện tại Hostinger chưa hỗ trợ hình thức hỗ trợ qua điện thoại nhé.

3.5.5 Forum, blog

Ngoài các hình thức hỗ trợ trên một điểm mình khá thích với Hostinger nữa là họ có 1 hệ thống các bài viết hướng dẫn rất tốt, nhiều bài khá hay giúp bạn giải quyết các vấn đề kỹ thuật, mẹo hay mà không cần phải nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên đây lại là các bài dịch từ tiếng Anh nên đôi lúc văn phong có hơi gượng gạo, đọc hiểu tạm được.

3.5.6 Chốt: Hỗ trợ của Hostinger khá ổn, có hỗ trợ livechat tiếng Việt. Nhiều bài viết hướng dẫn có chất lượng.

3.6 KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ HOSTINGER

Tóm lại, Hostinger là 1 nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt, giá rẻ. Chất lượng chưa thật sự xuất sắc, tuy nhiên so với tầm giá, khó có nhà cung cấp nào offer mức giá và chất lượng OK như Hostinger.

Đối tượng phù hợp với Hostinger là các bạn mới làm site vì không chỉ giá rẻ, mà còn có control panel tương đối thân thiện, dễ dùng.

PHẦN 4. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Nên chọn gói hosting nào là phù hợp?

  • Nếu bạn chỉ đơn giản host 1 site nhỏ, không có quá nhiều traffic thì gói cơ bản là quá đủ.
  • Nếu có nhu cầu cao hơn, mình khuyên bạn mua gói cao cấp. Không giới hạn dung lượng và số site lưu trữ. Với gói này bạn có thể thoải mái lưu trữ vài site ngon lành.
  • Còn nhu cầu cao hơn nữa, bạn có thể nâng lên gói Doanh nghiệp hoăc thậm chí là lên cloud hosting. Các gói này phù hợp hơn, chịu tải tốt hơn. Đặc biệt là các bạn thường xuyên chạy ads để bán hàng thì nên sử dụng các gói này.

2.  Hình thức thanh toán của Hostinger

Hiện tại Hostinger hỗ trợ các hình thức thanh toán sau đây:

  • Thẻ tín dụng: Visa, Master Card, JCB…Bạn có thể thanh toán bằng cả thẻ credit lẫn thẻ debit đều được nhé.
  • Paypal: Phương thức thanh toán online khá thuận tiện
  • Bitcoin và các loại tiền ảo khác: Hostinger khá thoáng nên hiện họ cũng chấp nhận thanh toán thông qua các kênh này.
  • Chuyển khoản ngân hàng: Do có văn phòng tại Việt Nam nên Hostinger cũng hỗ trợ hình thức thanh toán này. Khi đặt mua hosting, tới phần thanh toán bạn sẽ được hướng dẫn chuyển khoản cho Hostinger.

Lưu ý: Đối với các hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng, Paypal, Bitcoin, hệ thống sẽ tự kích hoạt dịch vụ cho bạn. Riêng với hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, bạn cần gửi thông tin chuyển khoản tới email liên hệ của Hostinger Việt Nam: giang@hostinger.com . Sau đó họ sẽ kích hoạt thủ công cho bạn.

3. Máy chủ của Hostinger đặt ở đâu?

Khách hàng của Hostinger có mặt trên khắp thế giới. Vì thế hệ thống máy chủ của họ cũng phân bố rộng. Hostinger có nhiều máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, Châu Á (Singapore) và Châu Âu (Anh) để đảm bảo tốc độ tối đa. Tất cả các máy chủ này có tốc độ kết nối là 1000 Mbps đảm bảo hiệu năng cũng như sự ổn định.

Nếu bạn làm website phục vụ khách hàng tại Việt Nam thì nên chọn Location ở Singapore cho tốc độ kết nối cao nhất.

4. Hostinger có hỗ trợ sao lưu dữ liệu cho khách hàng không?

Có. Với gói cơ bản và gói cao cấp, bạn được backup dữ liệu hàng tuần để khôi phục lại trong trường hợp website bị lỗi. Nếu bạn muốn sao lưu dữ liệu hàng ngày, bạn phải nâng cấp lên gói Business.

Nếu dữ liệu website bạn thường xuyên thay đổi và bạn muốn back up hàng ngày, bạn có thể mua thêm gói tự động back up theo ngày với giá khoảng 17k/tháng.

5. Hostinger dùng control Panel nào? Hostinger có cPanel không?

Hostinger không dùng cPanel. Họ tự tạo một control panel riêng để khách hàng quản lý hosting của mình. Họ gọi đó là hPanel.

Tiêu chí của hPanel là đơn giản, dễ sử dụng. Vì vậy đối với các bạn mới, hPanel khá phù hợp và đủ dùng. Tuy nhiên nếu bạn đã quen với cPanel thì có lẽ sẽ không thích trình quản lý host này.

6. Hostinger có cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí không?

Có, không hẳn. Chứng chỉ SSL miễn phí chỉ được cung cấp trong gói Business (Doanh nghiệp). Các gói còn lại bạn phải mua thêm với giá chỉ ₫ 277.809 trọn đời.

Hoặc bạn có thể tự cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí theo hướng dẫn của MGGH.

7. Hostinger có hỗ trợ cài đặt nhanh WordPress hoặc các nền tảng khác không?

Có. Hiện nay việc cài đặt nhanh các CMS như WordPress, Joomla, Drupal… gần như là yêu cầu bắt buộc của khách hàng đối với các nhà cung cấp hosting. Hostinger không phải ngoại lệ.

Muốn cài đặt tự động, bạn đăng nhập vào hPanel chọn mục “Trình cài đặt tự động” (Auto installer). Sau đó chọn CMS muốn cài và làm theo hướng dẫn. Tất cả chỉ trong vài click chuột. Bạn sẽ không phải tốn công để tải các mã nguồn này về, upload (tải lên) server, tạo database,…vì những thao tác này đã được thực hiện tự động.

8. Dịch vụ Webmail Hostinger

Tất cả các gói dịch vụ hosting tại Hostinger đều cung cấp kèm dịch vụ email theo tên miền.Để thêm email dạng này, bạn truy cập vào hPanel>>Email>>Tài khoản Email và khai báo các thông tin cần thiết.

  • Sau đó có thể đăng nhập và sử dụng email này ngay trên nền tảng web tại địa chỉ https://webmail.hostinger.vn
  • Hoặc bạn có thể cấu hình nhận email trên điện thoại, máy tính, outlook dựa trên thông tin cấu hình phía trên.

Nếu có nhu cầu gửi mail nhiều và chuyên nghiệp, bạn có thể nghiên cứu gói Business email hoặc Enterprise Email. Với những gói này thì bạn có dung lượng đĩa riêng để chứa mail, không gộp chung với dung lượng mail của hosting, khả năng đồng bộ hóa, Quản lý Calendar, Tasks…

9. Hostinger có chính sách hoàn tiền không?

Có. Hostinger có chính sách hoàn tiền dịch vụ trong 30 ngày đầu nếu như bạn cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu. Tất cả các dịch vụ liên quan đến hosting, VPS, cloud đều được áp dụng chính sách này.

Một số dịch vụ không được hoàn tiền như phí chuộc và gia hạn tên miền, phí bảo mật thông tin tên miền, bộ G-suite.

10. Mã giảm giá, khuyến mãi của Hostinger lấy ở đâu?

Bạn có thể truy cập vào MGGH: https://magiamgiahosting.com/ma-giam-gia/hostinger để xem những khuyến mãi, mã giảm giá Hostinger mới nhất, cập nhật liên tục. Ở đó mình cũng có hướng dẫn sử dụng mã giảm giá Hostinger cho bạn tham khảo luôn.

3 comment ở “Đánh giá Hostinger – Hosting giá rẻ liệu có tốt?”

Hunter Darius

Thank from Tony Libby

Phong Dương

Thank from me

Phong Dương

ngon, giá rẻ

Giá rẻ

Leave a Reply

Email của bạn sẽ được bảo mật. Required fields are marked *

*

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Registration complete !

Show

Reset your password

Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Check your e-mail for the confirmation link.

Close