HOC LAM WEB BANG WORDPRESS

Đôi khi bạn có ý tưởng để làm một website bán hàng, một trang tin tức, một Blog cá nhân viết về những gì bạn thích hay một website để kiếm tiền. Bạn sẽ thắc mắc rằng bạn nên dùng nền tảng nào. Dùng WordPress cho thông dụng hay dùng Joomla, Drupal.

Và bạn sẽ còn thêm cả đống thắc mắc kiểu như cách làm web bằng WordPress như thế nào? Có nên học làm web bằng WordPress hay là thuê người khác thiết kế, code web cho mình? Liệu tạo trang WordPress có khó hay không? cách tạo WordPresscách sử dụng WordPress có đơn giản không? Có ai hỗ trợ bạn học làm web WordPress khi bạn bị “bí” không? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ các câu hỏi trên.

Nội dung bài viết

Một số điểm nổi bật của bài viết hướng dẫn học làm web bằng WordPress của MGGH

 

Phù hợp với người mới
Hướng dẫn làm web bằng WordPress chi tiết từ A-Z. Phù hợp với người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm
Cập nhật thường xuyên
Bài viết được cập nhật liên tục. Kiến thức luôn luôn mới nhất, phù hợp nhất.
Đảm bảo kết quả
Đảm bảo sau khi thực hiện theo hướng dẫn, bạn sẽ xây dựng được một website WordPress cho riêng bản thân.
Hỗ trợ miễn phí
Nếu bạn có thắc mắc, hay để lại comment bên dưới. MGGH sẵn sàng hỗ trợ. Miễn phí!!!

 

Giới thiệu sơ về bài viết học làm web bằng WordPress

Sau một thời gian tìm hiểu và xây dựng cả mớ website WordPress, mình đã biết chút đỉnh về cách làm web bằng WordPress. Nhận thấy đây là nền tảng phù hợp nhất cho newbie để xây dựng 1 website cho cá nhân. Vì thế mình quyết định chia sẻ lại cho các bạn bài viết hướng dẫn tạo website bằng WordPress dành cho người mới.

Nội dung bài viết hoàn toàn là những kiến thức cơ bản nhất dành cho những người chưa từng biết qua WordPress, chưa từng học làm web WordPress hay chưa từng biết code web. Mục đích bài viết giúp các bạn hình dung được các bước chính để xây dựng website bằng WordPress và cách dùng cơ bản nền tảng này để phát triển website, blog cá nhân nhằm thỏa mãn đam mê tìm hiểu hay kiếm tiền cho bản thân.

Ba bước cơ bản để bắt đầu tạo một website

Trước khi bắt đầu, mình muốn các bạn nhìn sơ lược qua 3 bước cơ bản để bắt đầu tạo một website hay một blog cá nhân.

BƯỚC 1

CHỌN NỀN TẢNG ĐỂ BẮT ĐẦU TẠO WEBSITE

Tại sao mình lại đưa phần chọn nền tảng để bắt đầu tạo một website lên đầu tiên. Không phải đây là bài viết hướng dẫn Học làm web bằng WordPress, chắc chắn là phải làm web với WordPress rồi. Vậy còn chọn lựa chi nữa.

Đơn giản vì mình muốn các bạn có được một định hướng đúng đắn để phát triển website của bạn mà không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và cả ý chí nữa.

Trước đây khi mới bắt đầu lân la vào tìm hiểu cách tạo một website, vì quá vội vàng không tìm hiểu kỹ, nên thay vì tự học để tạo một website bằng WordPress thì mình lại thuê code web PHP tốn khá nhiều tiền (gần chục củ), sau này tìm hiểu WordPress thì ra chỉ mất khoảng vài trăm là xong. :((

Phần tốn tiền là một chuyện, phần sử dụng mới là một chuyện khác rắc rối hơn. Nếu mình muốn thêm, bớt, chỉnh sửa website thì phải nhờ bên thiết kế web họ làm, vì mình hoàn toàn chẳng biết gì về code. Tuy nhiên việc này vừa lâu, phiền phức, thi thoảng bên đó cũng chẳng làm được theo đúng ý mình. Vì thế mình quyết định tự học làm web bằng WordPress để xây dựng một website cho riêng mình theo đúng nghĩa.

Vậy nên chịu khó đọc thêm chút xíu  để tìm hiểu sơ qua về các nền tảng xây dựng website và vì sao chúng ta nên chọn WordPress nhé. Let’s go!

Content Management System (CMS) là gì?

Content Management System (viết tắt là CMS) có thể tạm dịch ra là hệ quản trị nội dung. Đây là phần mềm nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung như media hình ảnh, video, bài post, tin tức …. Đặc điểm của CMS là cung cấp khả năng quản lý nội dung tốt, cũng như tùy biến cho phép chỉnh sửa giao diện, tính năng 1 cách nhanh chóng.

Một số CMS thông dụng hiện nay có thể bạn đã từng nghe nói tới như WordPress, Drupal, Joomla, Magento hay NukeViet của Việt Nam. Ngoài ra còn một số CMS khác cũng như các CMS tự build của các công ty thiết kế web.

Đi kèm với CMS là hệ thống giao diện (theme), plug-in, tool để phục vụ các nhu cầu khác nhau của một được xây dựng xung quanh hệ thống CMS đó. CMS càng phổ biến thì số lượng công cụ như trên càng nhiều và rất tiện lợi cho người sử dụng.

Có thể ví CMS như một cái xưởng có nhiều công cụ, máy móc để bạn tha hồ lựa chọn để tạo nên một website (sản phẩm) vậy.

Nền tảng CMS nào phù hợp nhất để lập một website

Theo mình nhớ không nhầm, hiện tại có đến 60-70% các website đang sử dụng nền tảng WordPress để làm hệ quản trị nội dung. Một phần sử dụng Joomla và Drupal và số còn lại sử dụng các CMS ít phổ biến hơn. Vậy cùng tìm hiểu xem, CMS nào thích hợp với bạn nhé.

WordPress- CMS số 1 hiện nay để tạo một website

Đây là nền tảng cực kỳ phổ biến hiện nay, nó được thiết kế phù hợp với các website tin tức, blog cá nhân, website review sản phẩm, làm tiếp thị liên kết…Thông thường WordPress thích hợp cho các site có lượng truy cập từ nhỏ đến vừa, tuy nhiên không phải các website lớn không sử dụng WordPress được. Các trang như TechCrunch, BBC America, Sony Music… có số lượng truy cập cực khủng lên đến hàng triệu view mỗi ngày và hiện tại họ cũng đang dùng WordPress đấy thôi.

Một số lý do bạn nên tạo website bằng WordPress

 

Miễn phí
Đây là phần mềm nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tải WordPress tại đây. Hiện tại WordPress đã có hỗ trợ tiếng Việt nên bạn hoàn toàn yên tâm nếu như khả năng tiếng Anh của bạn cũng bèo nhèo như mình.
Dễ dàng cài đặt
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting (lưu trữ website) thường có công cụ để cài đặt WordPress chỉ qua 1 vài cú click chuột.
Dễ dàng sử dụng
Hiện tại có hàng triệu người làm website bằng WordPress, và con số đó tăng lên hàng ngày, vì lý do gì, đơn giản vì nó quá dễ để sử dụng. Ngay cả một người mới hoàn toàn cũng chỉ mất vài ngày (tuần) để làm quen và thao tác với WordPress.
Khả năng tùy biến cao
WordPress có hệ thống tùy biến giao diện thông qua theme, các bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện chỉ trong vài nốt nhạc. Nếu bạn thích bạn có thể thiết kế website WordPress  với giao diện độc nhất, không hề giống ai ( theo hướng tích cực nhé).
Công cụ hỗ trợ nhiều
Bạn hoàn toàn không cần phải biết thiết kế hay code để làm web bằng WordPress. Các chức năng bạn cần hầu hết đều có sẵn hoặc có thể mở rộng dễ dàng thông qua các công cụ kèm theo (plugin). Bạn biết điểm nào hấp dẫn nữa không, đa phần đều miễn phí với các tính năng cơ bản, trừ khi bạn muốn dùng các chức năng nâng cao mới cần phải bỏ thêm tiền.
Cộng đồng hỗ trợ
Vì có số người dùng rất nhiều nên khi bạn gặp 1 vấn đề nào đó, có thể dễ dàng tìm kiếm cách giải quyết hoặc nhờ hỗ trợ.
Cập nhật và bảo mật
Nhiều người cho rằng WordPress bảo mật kém hơn các CMS tự code, thực tế chưa hẳn đã đúng. Do phát triển mạnh nên hệ thống phần mềm của WordPress được phát triển, cập nhật liên tục, vì thế sẽ giúp sửa các lỗi bảo mật nhanh chóng.

Một số CMS khác

Joomla

joomlaTên tuổi đứng hàng thứ 2 sau WordPress. Cũng là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí nhưng Joomla có vẻ ít thân thiện với người dùng hơn, đặc biệt là đối với người dùng lần đầu tiên sử dụng. Joomla thường được sử dụng cho các website thương mại điện tử , đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức nhất định về chuyên ngành mới sử dụng thành thạo CMS này.

Drupal

DRUPALĐứng sau WordPress và Joomla về độ phổ biến, căn bản vì khó sử dụng hơn nhiều . Đây là CMS phù hợp để tạo ra những trang web có độ phức tạp cao. Tất nhiên để quản trị website thông qua nền tảng này, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu, thứ mà newbie chúng ta không có, và rất ngán tìm hiểu.

 

CHỐT HẠ: WORDPRESS ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHẤT VÀ PHÙ HỢP NHẤT CHO NGƯỜI MỚI ĐỂ BẮT ĐẦU XÂY DỰNG MỘT WEBSITE. OK QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG LÀ PHẢI HỌC LÀM WEB BẰNG WORDPRESS. KHÔNG LĂN TĂN NỮA NHÉ!!!

BƯỚC 2

CHỌN MUA TÊN MIỀN VÀ HOSTING

Để tạo một website bằng WordPress, bạn cần phải có 2 thứ cơ bản sau (Thực ra là tất cả các website đều cần 2 thứ này chứ không riêng gì WordPress)

Tên miền
Tên miền hay còn gọi là Domain. Đây là địa chỉ của website của bạn, kiểu như Magiamgiahosting.com là tên miền của website mình.
Hosting
Đây là nơi để chứa toàn bộ source code, file, hình ảnh, video, bài viết của website.

Trong hai thứ này thì hosting có thể ví như là ngôi nhà để chứa website của bạn. Còn tên miền thì giống như bảng số nhà của site vậy đó. Nền tảng WordPress là miễn phí, tuy nhiên tên miền và hosting thì bạn phải mua. Vấn đề chọn mua như thế nào, ta sẽ tìm hiểu ngay tiếp theo đây.✅

Chọn mua tên miền phù hợp

Để lựa chọn được một tên miền phù hợp bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản khi chọn mua tên miền

Ngắn gọn
Tên miền càng ngắn thì càng dễ ghi nhớ và dễ truy cập. Tuy nhiên ngày nay số lượng tên miền này không còn nhiều do người khác đã đăng ký trước hết. Biết sao giờ, cứ tìm kiếm, biết đâu bạn kiếm được một tên miền ngon mà chưa ai chọn thì sao.
Dễ nhớ
Khách truy cập đôi khi nhớ rất lâu tên website, tuy nhiên đa phần lại hay quên. Nhiều lúc mình cũng giống vậy, đôi lúc bắt gặp những bài viết rất hay nhưng lại quên bookmark lại, rồi quên luôn cả tên site, đến khi muốn kiếm lại thì rất khó khăn. Vì thế bạn nên chọn tên miền càng dễ nhớ càng tốt.
Dễ gõ
Đây là một tiêu chí rất quan trọng mà nhiều người hay bỏ qua. Đặc biệt đối với người dùng tại Việt Nam, hay dùng Unikey để gõ tiếng Việt. Đừng nên đặt tên miền theo kiểu ễcl.com (excel.com), hay sẽ.com (sex.com) nếu site của bạn phục vụ cho người Việt vì rất dễ bị gõ nhầm.
Tên miền có chứa từ khóa
Đầu tiên bạn xác định từ khóa mà bạn muốn hướng đến, sau đó cố gắng tìm tên miền có chứa từ khóa của bạn. Ví dụ bạn bán mỹ phẩm thì tên miền mypham.com là quá tuyệt vời rồi. Trước kia tên miền dạng này rất có lợi cho SEO, tuy nhiên gần đây Google đã dần dần bỏ qua ảnh hưởng của tên miền từ khóa rồi. Tuy vậy nếu có tên miền dạng này thì vẫn là tốt hơn là không có.
Tên miền theo thương hiệu
Nếu bạn làm website bán hàng hoặc làm website giới thiệu công ty thì tốt nhất bạn nên đặt tên miền theo thương hiệu ví dụ tencongty.com, tenshop.com.vn chẳng hạn.
Ưu tiên tên miền .COM
Đây là đuôi tên miền phổ biến nhất thế giới. Khi nghĩ tới một website, người ta thường hay nghĩ ngay trong đầu cần phải truy cập tenwebsite.com. Tuy nhiên gần đây nhiều đuôi tên miền mới được mở thêm và ngày càng phổ biến. Nếu bí quá không mua được .COM thì có thể kiếm qua .NET, .ORG, .INFO… hay .com.vn, .vn… dành cho thị trường Việt Nam.

Theo các tiêu chí trên thì tên miền Magiamgiahosting.com của mình đáp ứng được hầu hết các tiêu chí, ngoại trừ một điều là nó dài lê thê :((. Nếu muốn kiểm tra tên miền có ai mua chưa, còn khả dụng không thì bạn có thể lên ngay trang chủ của các nhà cung cấp tên miền như Godaddy, Namecheap, Namesilo hay Z.com để kiểm tra. Hoặc có thể sử dụng công cụ kiểm tra tên miền cây nhà lá vườn của MGGH tại đây.

Một số nhà cung cấp tên miền MGGH khuyên bạn nên dùng:

GODADDY

GoDaddy là một trong những nhà đăng ký tên miền hàng đầu thế giới hiện nay. Giá tên miền .COM của họ vào khoảng 12$/ năm. Tuy nhiên nếu bạn là khách hàng mới thì mình sẽ cung cấp cho bạn 1 coupon code Godaddy giảm giá chỉ còn 0.99$/năm đầu tiên (mỗi người chỉ mua được 1 lần )

NAMECHEAP

Ma giam gia namecheapCạnh tranh khá mạnh với Godaddy chính là Namecheap. Cũng là một trong những tên tuổi thuộc hàng top trong lĩnh vực này. Giá tên miền của họ thường dao động trong khoảng $0.88 đến $15. Nhìn chung giá cả trung bình có phần rẻ hơn Godaddy. Xem tất cả các khuyến mãi giảm giá của Namecheap tại đây nhé.

NAMESILO

Namesilo là tên tuổi mới nổi gần đây. Không thường xuyên có nhiều khuyến mãi khủng như GoDaddy hay Namecheap, tuy nhiên Namesilo vẫn có khá nhiều khách hàng. Giá tên miền của Namesilo vào loại rẻ nhất thế giới. Tên miền .COM thường có giá khoảng 8.99USD. Giá gia hạn cũng gần tương tự chứ không cao như Godaddy. Nếu bạn muốn mua tên miền từ Namesilo hãy sử dụng mã MGGH1 để được giảm giá ngay 1$ 

Z.COM

coupon zcomNếu bạn muốn mua tên miền của các nhà cung cấp trong nước. Hoặc nếu bạn không có thẻ tín dụng để thanh toán quốc tế. Mình khuyến bạn mua của Z.com. Đây là 1 chi nhánh của tập đoàn GMO của Nhật Bản tại Việt Nam. Giao diện và hỗ trợ tiếng Việt là điểm mạnh của Z.com. Xem tất cả các khuyến mãi giảm giá của Z.com tại đây nhé.

 

Nhưng khoan! Đừng vội mua tên miền, tiếp tục đọc bên dưới. Mình sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký một tên miền .COM miễn phí. Nghe hấp dẫn quá phải không!!! Đọc tiếp nhé.

Hướng dẫn chọn mua Hosting

Bước chọn tên miền xem như xong tới phần chọn mua hosting. Thông thường các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều có những gói hosting như sau:

Shared Hosting
Gói hosting rẻ nhất. Nhiều website cùng chia sẻ chung một tài nguyên máy chủ, địa chỉ IP. Ưu điểm của dịch vụ này là giá rẻ, chất lượng vừa đủ dùng cho những site vừa và nhỏ. Giá thành gói này thường vào khoảng 3-10USD/tháng.
VPS (máy chủ ảo)
Máy chủ vật lý được ảo hóa và chia thành nhiều máy chủ ảo có cấu hình thấp hơn. Về cơ bản nó cũng giống shared hosting. Tuy nhiên số lượng người dùng ít hơn nên tốc độ tốt hơn, mạnh hơn và an toàn hơn shared hosting. Nhược điểm của VPS là giá thành cũng hơi cao, yêu cầu bạn có chút ít kinh nghiệm để quản lý máy chủ.
Dedicated Hosting
Máy chủ riêng, cực kỳ mắc tiền. Bạn thuê máy chủ chỉ để phục vụ một mình bạn.Vậy là đủ hiểu giá cao thế nào rồi chứ. Cái này thường dành cho các doanh nghiệp.
Managed WordPress Hosting
Đây là loại hosting được tối ưu riêng cho WordPress với nhiều công cụ nâng cao. Ưu điểm là phù hợp với WordPress nhất, tốt hơn shared hosting. Tuy nhiên giá của nó cũng không rẻ. Thông thường rơi vào khoảng 20-30USD/tháng.

Như vậy chốt lại lựa chọn gói Shared Hosting là phù hợp nhất với những người mới bắt đầu học làm web WordPress.

Một số nhà cung cấp MGGH khuyên dùng

Vậy tổng số tiền bạn phải đầu tư để tạo website WordPress vào khoảng 1 triệu đồng (gồm khoảng 200K tiền tên miền+800k tiền hosting). Số tiền này có thể cao hơn nếu các bạn chọn các gói hosting chất lượng cao hơn hoặc các tên miền đắt tiền.

1. GODADDY – GÓI HOSTING GIÁ CHỈ 1$/THÁNG, MIỄN PHÍ TÊN MIỀN

Vậy các bạn có muốn 1 gói hosting có các tính năng sau:

  • Giá rẻ : chỉ khoảng 12$/năm.
  • Miễn phí tên miền: hoàn toàn miễn phí nhé.
  • Nhà cung cấp uy tín.
  • Cài đặt WordPress dễ dàng với chỉ 1 cú click chuột.
  • Dễ dàng quản trị hosting với phần mềm quản trị chuyên nghiệp cPanel.
  • Dung lượng lưu trữ cao: tới 100GB.
  • Băng thông truy cập không giới hạn.

 

Bạn không nghe lầm đâu, tất cả những tính năng trên trong 1 năm chỉ có 12$, miễn phí tên miền .COM. Đó là lý do mình khuyên bạn đọc tiếp mà chưa vội mua tên miền.

Gói hosting khuyến mãi khủng trên đến từ Godaddy. Hiện tại mình chưa thấy nhà cung cấp có tiếng tăm nào có chương trình khuyến mãi hấp dẫn tương tự.

12$/năm!!! Quá rẻ để trải nghiệm học làm web bằng WordPress!!!

Nếu bạn muốn đăng ký gói hosting này, hãy đọc bài hướng dẫn đăng ký của MGGH tại đây.

Sau khi đăng ký xong hay quay trở lại bài viết này và đọc tiếp cách xây dựng website bằng WordPress.

Hoặc nếu bạn lười đọc thì hãy xem video bên dưới nhé.

 

2. AZDIGI – NHÀ CUNG CẤP MỚI NỔI TẠI VIỆT NAM

coupon azdigiMột lựa chọn khác cũng khá tốt đến từ Việt Nam là AZdigi, đây là công ty của blogger Thạch Phạm. Một người khá nổi tiếng với các bài viết từ cơ bản đến chuyên sâu WordPress. Hosting của AZdigi có giá khoảng 60k/tháng (nếu đăng ký theo năm là 600K). Bạn có:

  • Dung lượng ổ cứng: 1 GB.
  • Số website lưu trữ được: 1.
  • Băng thông không giới hạn.
  • Máy chủ tại Việt Nam cho tốc độ truy cập tốt.
  • Hỗ trợ bằng Tiếng Việt (mình đánh giá khá nhanh và chuyên nghiệp).

Nếu bạn muốn mua hosting từ Azdigi hãy sử dụng mã MGGHOFF10 để được giảm giá ngay 10% 

3. HAWKHOST – HOSTING CAO CẤP, TỐC ĐỘ TỐT

Coupon HawkHostNếu bạn muốn hosting cao cấp hơn, tốc độ tốt hơn. Mình khuyên các bạn dùng dịch vụ của Hawkhost. Đây là nhà cung cấp hosting rất lớn của Mỹ. Họ có server ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Châu Á. Vì vậy bạn cũng yên tâm rằng tốc độ truy cập khi đặt website ở Hawkhost cũng là rất tốt.

Gói shared hosting củaHawkhost có giá gốc là 2.99USD/tháng (đắt hơn chút xíu, tuy nhiên chất lượng cao). Ngoài ra, gói này không giới hạn số website được phép cài đặt. Vì thế bạn có thể đăng ký 1 gói duy nhất cũng có thể lập nhiều website bằng WordPress. Quá tiện phải không nào!!!

Hosting của Hawkhost bao gồm một số tính năng hấp dẫn sau:

  • Dung lượng lưu trữ 10GB
  • Không giới hạn băng thông
  • Không giới hạn số database
  • Không giới hạn số tên miền
  • Miễn phí chứng chỉ bảo mật SSL
  • Cài đặt website WordPress tự động
  • Quản trị hosting bằng cPanel

Lưu ý: Nếu bạn đăng ký gói hosting WordPress, Hawkhost sẽ tự động cài đặt website bằng WordPress cho bạn. Vì thế bạn yên tâm đăng ký xong là tiến vào ngay luôn phần học làm web bằng WordPress nhé.

Xem tất cả các khuyến mãi giảm giá của Hawkhost tại đây nhé.

BƯỚC 3

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH WEBSITE WORDPRESS

Sau khi đã hoàn tất bước 2, bạn xem như đã có 1 trang web WordPress thành công. Giờ là lúc để cấu hình website. Tiếp theo đây mình sẽ hướng dẫn các bạn những thao tác cơ bản nhất trong bài học làm web bằng WordPress.

Đăng nhập WordPress

Thông thường bạn có thể truy cập phần quản trị website WordPress theo đường dẫn sau: tenwebsite.com/wp-admin/

Nhập UsernamePassword lúc cài đặt WordPress vào đây. Xong nhấn Login để đăng nhập vào phần WordPress Dashboard.

image

Làm quen với bảng điều khiển WordPress (WordPress Dashboard)

Sau khi đăng nhập vào WordPress, bạn được chuyển ngay đến phần WordPress Dashboard. Đây là phần để quản trị toàn bộ những thông tin chung nhất của website WordPress của bạn.

Hệ thống giao diện gồm menu bên phía tay trái gồm các phần cơ bản như sau:

  • Dashboard: Trang quản trị chung (bao gồm mục Home: chứa thông tin cơ bản về WordPress và mục cập nhật: để quản lý và cài đặt các bản cập nhật cho WordPress).
  • Posts: Nơi tạo và quản lý các bài viết, bài blogs, chuyên mục (category) và tags.
  • Media: Quản lý file (bao gồm hình ảnh, video…).
  • Links: Quản lý links (ít dùng).
  • Pages: Tạo và quản lý trang. Ví dụ như tạo trang Home, trang giới thiệu, chính sách bảo mật, liên hệ…
  • Comments: Quản lý các bình luận.
  • Form: Quản lý biểu mẫu (ít dùng).
  • Appearance: Cài đặt và chỉnh sửa giao diện (theme). Bạn có thể toàn quyền quản lý thiết kế của Website trong mục này.
  • Plugins: Cài đặt và quản lý các plugin (những công cụ bổ sung thêm chức năng cho WordPress). Ví dụ như plugin chia sẻ mạng xã hội, đánh giá bài viết, tạo mục lục…
  • Users: Quản lý thành viên tham gia trang WordPress của bạn.
  • Tools: Các công cụ của WordPress như xuất và nhập dữ liệu sang web khác. Một số plugin khi cài vào cũng có thể nằm trong phần này.
  • Settings: Thiết lập, cấu hình cho website (bao gồm chỉnh sửa tiêu đề, ngày giờ, ngôn ngữ …)
  • Collapse menu: đơn giản bấm vào đây để đóng menu lại thôi.

image

Tinh chỉnh giao diện website

Cách cài đặt và active theme WordPress

Như bạn đã đọc phía trên, có khá nhiều mục cần tìm hiểu. Tuy nhiên mình sẽ chỉ đi vào một số mục chính. Cốt yếu là để bạn có thể cấu hình website phần giao diện, công cụ sao cho có thể chạy trơn tru. Vì thế một số mục như setting, user, tool…mình sẽ tạm thời bỏ qua.

Mục các bạn quan tâm chắc chắn là làm sao để tinh chỉnh giao diện website.

WordPress có 1 cái hay là bạn có thể thay đổi giao diện một cách nhanh chóng bằng cách thay đổi theme (tương tự như theme trên điện thoại vậy đó).

Để thay đổi và chỉnh sửa giao diện của website WordPress bạn truy cập phần Themes (Appearances > Themes)

Lựa chọn theme để cài đặt

Ở màn hình này WordPress sẽ liệt kê tất cả các theme đã được cài đặt sẵn.

Đa phần là theme khá xấu. Bạn nhấn nút “Add New” để cài đặt theme mới.

image

Cài đặt theme và kích hoạt

  • Bạn duyệt qua các theme miễn phí có sẵn của WordPress.
  • Muốn xem trước theme nào thì nhấn nút “Preview“.
  • Thích rồi thì nhấn nút “Install” để cài đặt. Sau khi cài đặt xong bạn tiếp tục nhấn nút “Active” để kích hoạt theme nhé.
  • Lúc này bạn có thể vào website WordPress của mình để kiểm tra xem và tinh chỉnh lại giao diện cho phù hợp.

 

image

Cài đặt theme WordPress có trả phí

Đối với các theme có trả phí (hoặc các theme miễn phí nhưng không có sẵn trong trang chủ WordPress), khi bạn mua theme thì người bán sẽ cung cấp cho bạn một file zip. Để cài đặt thể loại theme này, bạn cũng truy cập vào mục Appearances > Themes sau đó nhấn “Upload theme” để tải lên website.

Nhấn “Choose file” và duyệt đến file zip của theme. Nhấn nút “Install Now” để nó cài đặt. Đợi upload và cài đặt xong, bạn cũng bấm “Active” để kích hoạt nó lên tương tự như kích hoạt theme miễn phí.

 

image

Tùy chỉnh giao diện Website WordPress

Sau khi hoàn tất cài đặt theme, bạn có thể tùy chỉnh lại giao diện website.

Để tùy chỉnh giao diện WordPress, bạn vào mục Appearance > Customize.

Có một điều cực kỳ hay trong WordPress là bạn có thể chỉnh sửa và xem kết quả trực tiếp ngay trên 1 màn hình duy nhất.

Tùy thuộc vào loại theme mà có các tùy chọn khác nhau. Tuy nhiên thông thường đều có các mục như:

  • Site Identity: Thông tin website.
  • Blog setting: cài đặt trang blog
  • Menus: cài đặt hệ thống Menu
  • Widgets: Cài đặt các widgets (các công cụ như ô search, khung liệt kê bài viết mới…), thường nằm bên tay phải trong blog.
  • Homepage setting: cài đặt trang chủ WordPress.

Như mình đã nói phía trên, toàn bộ thay đổi của bạn trong phần Customize này sẽ được hiển thị ngay phần website bên phải. Vì thế quá đơn giản, chỉ cần duyệt qua từng mục và vọc.

Khi đã thực hiện xong, bạn nhấn nút “Publish” để lưu thay đổi.

 

image

Cài đặt Widgets cho WordPress

Một thành phần cũng quan trong không kém trong việc cấu thành giao diện của website WordPress đó là Widget.

Đây là các khung chứa các tính năng, tiện ích của WordPress. Thông thường Widget thường được đặt ở khu vực sidebar (bên phải hoặc bên trái của Website). Một số Widget cơ bản có thể kể đến như: Bài viết mới nhất, Comments mới nhất, lịch, Danh mục (categories), tìm kiếm… Ngoài ra khi bạn cài thêm plugin, có thể có thêm các Widget mới với nhiều tính năng hơn.

Để cài đặt Widget bạn truy cập vào phần Appearances > Widgets

Giao diện phần quản lý Widget:

  • Phía bên trái là tất cả các widget để bạn thêm vào WordPress.
  • Phía bên phải là vị trí để thêm Widget. Tùy thiết kế của Theme, họ có thể cho phép bạn thêm widget vào nhiều vị trí khác nhau. Một số vị trí căn bản như sidebar (bên phải hoặc trái của mục blog), footer (chân website)…

Để thêm Widget vào website WordPress, cách đơn giản nhất là click giữ chuột và kéo vào phần vị trí bạn muốn đặt Widget.

Cũng giống như phần chỉnh sửa theme, bạn cũng có thể bấm vào nút “Manage with Live Preview” để xem kết quả hiển thị trực tiếp luôn.

Cài đặt Menu cho Website WordPress

Menus là một thành phần bắt buộc phải có của một website. Menu giúp khách truy cập dễ dàng được điều hướng đến những nội dung mà bạn muốn họ đọc. Hệ thống menu tốt và rõ ràng giúp website đẹp hơn. Không những thế, nó còn kích thích khách đọc site nhiều hơn, giảm tỉ lệ thoát.

Thông thường bạn có thể thấy hệ thống Menu thường được đặt ở phía đầu trang, một số được đặt ở bên hông, hoặc ở chân trang.

Để cài đặt, thêm hay xóa Menu bạn truy cập vào Appearances > Menu:

Giao diện quản lý Menu gồm các mục chính như sau:

  1. Chọn Menu có sẵn để chỉnh sửa.
  2. Nhấn link “Create a new Menu” để tạo một Menu mới hoàn toàn.
  3. Các mục có thể thêm vào Menu. Bao gồm: Page, Post, Category, Custom link. Click chọn 1 hoặc nhiều mục ở phần này, xong bấm vào nút “Add to Menu”.
  4. Điều chỉnh cấu trúc của Menu. Mục này bạn có thể giữ chuột để kéo, thay đổi vị trí các thành phần của menu. Nếu muốn tạo mục con của mục phía trên, bạn chỉ cần kéo dịch sang bên phải chút xíu là xong.
  5. Chọn vị trí đặt Menu. Trong hình có một số lựa chọn như Primary Menu (menu chính, thường nằm dưới phần logo website), Footer menu (nằm dưới chân trang), Very Top Bar Menu (menu nằm trên góc trên cùng của website).

Sau khi điều chỉnh xong Menu, nhớ nhấn “Save Menu” để lưu lại.

Thêm nội dung cho website WordPress

Nội dung của website thông thường bao gồm Page (trang) và Post (bài viết).

  • Page :thường là những bài viết căn bản nhất của website. Ít có sự thay đổi. Ví dụ như trang Giới thiệu, Thông tin liên hệ, Nội quy, Chính sách bảo mật…
  • Post: là những bài viết được tạo mới thường xuyên hơn. Ví dụ như các bài hướng dẫn, tin tức mới. Các bài post thường được sắp xếp theo thứ tự mới trước, cũ sau.

Theo mặc định, WordPress sẽ show các bài post mới nhất ở trang chủ của bạn. Nếu muốn bạn có thể thay đổi bằng 1 trang khác. MGGH sẽ hướng dẫn bên dưới.

Cách thêm 1 Page trong WordPress

-Để tạo 1 Page mới, bạn truy cập vào Pages » Add New

-Đầu tiên bạn điền tiêu đề trang (số 1). Ví dụ mình đặt tiêu đề là: Giới thiệu.

-Tiếp theo bạn nhập nội dung trang vô phần soạn thảo (số 2). Bạn cũng có thể chèn ảnh, video… bằng cách bấm nút “Add Media”. Các công cụ cơ bản để định dạng văn bản như bôi đậm, in nghiêng, canh văn bản, chèn link.. cũng có trong phần thanh công cụ (số 3).

-Sau khi đã hoàn tất nội dung, bạn nhấn nút “Publish” để đăng bài.

Nếu bạn muốn xem trang mới tạo sẽ như thế nào trước khi đăng thì chọn nút “Preview” hoặc nhấn “Save Draft” để lưu nháp.

 

image

Thêm bài viết mới trong WordPress

  • Tiếp theo sau khi tạo Page là tạo Post. Để thêm 1 post mới, bạn vào Posts» Add New
  • Giao diện của phần soạn thảo Post hoàn toàn tương tự như Page.
  • Bạn cũng nhập tiêu đề, nội dung rồi nhấn “Publish” để đăng bài viết mới.

Tuy nhiên phần Post lại có 1 số khác biệt như có thêm phần CategoriesTag.

  • Categories (danh mục): đây là mục để phân nhóm các bài viết.

-Ví dụ: bạn có nhiều bài viết nói về các loại quần áo khác nhau thì bạn nên tạo một danh mục là “Quần Áo” để nhét các bài đó vào. Hoặc như bài viết của mình là hướng dẫn học làm Web bằng WordPress thì mình để vào danh mục “WordPress” chẳng hạn .

Mục đích của việc này để phân loại cho khách dễ đọc.

Để thêm 1 Category mới, bạn nhấn vào link ” Add New Category“. Sau đó tích chọn vào Category mà mình muốn sắp xếp bài viết vào là xong.

  • Tags: là thẻ bài viết. Thường dùng khi 1 số bài viết không nằm chung một danh mục, nhưng lại có 1 vài điểm chung nào đó.

-Ví dụ như bạn có 1 bài post về áo mưa nằm trong danh mục “Quần áo” và 1 bài viết khác nói về “Ủng đi mưa” nằm trong danh mục “Giày dép“. Hai bài này đều có điểm chung là nói về trang phục đi mưa thì bạn hoàn toàn có thể tạo 1 thẻ có tên là “Đồ đi mưa” để khách truy cập tất cả các bài viết liên quan đến phần đi mưa.

-Để tạo tags bạn đơn giản chỉ cần nhập tên Tag vào ô “Tags” sau đó nhấn nút “Add” là xong.

 

image

 

Cài đặt plugin WordPress

Plugin là điểm cực mạnh trên WordPress. Lý do mình thích dùng WordPress cũng là vì những thứ này. Đây là những tool bổ sung chức năng cho WordPress. Bạn không cần biết code, chỉ cần tìm đúng plugin cần thiết, cài đặt và tận hưởng thôi. Chuyện code đã có coder lo rồi.

Tin vui thứ 2 là đa số các plugin cơ bản, cần thiết nhất cho WordPress thường được cung cấp miễn phí. Tất nhiên hàng có phí lúc nào cũng có giá trị của riêng nó. Bạn cần sử dụng tính năng nâng cao, tất nhiên phải bỏ tiền ra mua.

Cách cài đặt Plugin

Để cài đặt plugin bạn vào mục Plugins> Add New để bắt đầu.

 

image

Cài đặt và active

Sau đó bạn chọn plugin cần cài đặt.

Nhấn nút “Install Now” để cài đặt.

Cài đặt xong bạn cần nhấn nút “Active” để kích hoạt lên.

Đối với những plugin trả phí hoặc những plugin miễn phí nhưng không có sẵn trên WordPress bạn cài đặt bằng cách nhấn nút “Upload” và thực hiện hoàn toàn tương tự như cài đặt theme trả phí (dạng file zip).

image


ĐANG CẬP NHẬT THÊM

Đánh giá bài viết

NAN/5 (4)
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
1 Comment
Mới nhất
Cũ nhất Được đánh giá cao nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
dsđ
dsđ
7 Tháng trước kia

Hay quá